Những câu và đoạn văn được trích dẫn từ các bài viết của Thích Trừng Sỹ:
(Sentences and paragraphs quoted from Thich Trung Sy’s Writings)
“Là người sống tỉnh thức, chúng ta tu học, thực hành vững chãi lời dạy của Đức Phật, chúng ta thưởng thức và nếm được pháp lạc, từ đó, hương vị an lạc, hương vị giải thoát và hương vị hạnh phúc đích thực thấm nhuần và tỏa mát thân tâm."
(Nhìn Xuân Qua Con mắt Thiền Quán-2010)
“Chúng ta biết khi mùa xuân tới, trăm hoa đua nở, muôn vật trong vũ trụ đều thay hình đổi dạng, nhưng có những cái bất diệt không thay đổi, đó là tấm lòng, đạo pháp, đạo tâm, và tình huynh nghĩa đệ..."
(Xuân An Lạc)
“Giáo dục Thiền định, giúp mình và người cảm thông với nhau, thương yêu nhau và xóa bỏ hận thù với nhau, và giúp chúng ta trở về với cái tâm thanh tịnh sáng suốt sẵn có của mình, và trở về với hơi thở chánh niệm, nở nụ cười tươi, làm an lạc cuộc đời bằng con mắt quán chiếu.”
(Giáo Dục Thiền Định)
“Hôm nay, học và nhớ lại những đức tính từ bi và trí tuệ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni – Vị hiện thân của hòa bình, chúng ta nguyện khơi dậy và phát triển những hạt giống thương yêu và hiểu biết, an vui và hạnh phúc nơi tâm thức bình an vì lợi ích cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này.”
(Đức Phật-Hiện Thân của Hòa Bình - 2010)
“Cũng vậy, cha mẹ sống đời sống có đạo đức, có tu tập, có hành trì và áp dụng lời Phật dạy vào đời sống hằng ngày của mình bằng cách không làm các việc ác, làm các việc lành, giữ thân tâm an lạc và trong sạch để nuôi dưỡng lòng từ, bố thí Phật pháp và của cải cho người nghèo khổ, sống chân thật và tin tưởng, tạo niềm tin và uy tín cho nhiều người.
(Xuân Từ Bi - 2011)
“Mỗi khi chúng ta vui, chúng ta an lạc, hoa xuân của chúng ta đẹp và tươi mát, chúng ta có thể đem lại an lạc và hạnh phúc cho mọi người. Tu là để chúng ta có thể gặt hái những hoa trái an lạc và hạnh phúc cho mọi người.
“Xuân về trên khắp quê hương
An khang thịnh vượng tình thương dạt dào.”
(Xuân Miên Viễn-2008)
“Thiền Chỉ có nghĩa là dừng cái tâm tán loạn và tập trung nó vào đối tượng nhứt định. Thiền Quán nghĩa là nhìn sâu vào vật gì rõ ràng.”
(Thiền)
“Chúng ta biết Phật có nghĩa là Người tỉnh thức hoặc là Người giác ngộ. Ở đâu có một người sống chánh niệm và tỉnh giác trong đời sống hằng ngày, thì ở đó vị ấy sẽ là một đức Phật hiện thân, tức là mỗi chúng ta, luôn an trú trong ánh sáng từ bi và trí tuệ của đức Thế Tôn. Con người này có thể đem lại hòa bình tới chúng sanh muôn loài.”
“Là người sống tỉnh thức, chúng ta tu học và thực hành vững chãi lời Phật dạy, chúng ta thưởng thức và nếm được pháp lạc, hương vị an lạc và hạnh phúc thấm nhuần và tỏa mát thân tâm. Từ đây, chúng ta có thể góp phần đem lại hòa bình đích thực cho khắp nơi nơi.”
“Đức Phật-Hiện Thân của Hòa Bình”
“Như quý vị biết Mẹ hiền Quan Thế Âm (Quan Yin/Avalokiteshvara), Người có tình thương lớn, có khả năng hoan hỷ và lắng nghe những tiếng đau khổ của chúng sanh. Mỗi khi ta gặp hoạn nạn, một lòng ta tha thiết nghĩ tới Mẹ hiền, thì Mẹ hiền sẽ hiện ra ngay và giúp đỡ chúng ta được tai qua nạn khỏi. Trong cuộc sống hằng ngày, Cha ta có thể là một đức Mẹ hiền Quan Thế Âm, Mẹ ta có thể là một đức Mẹ hiền Quan Thế Âm, và con ta có thể là một đức Mẹ hiền Quan Thế Âm bằng xương bằng thịt có mặt với ta ngay trong cuộc sống hiện tại.”
(Mẹ hiền Quan Thế Âm )
“ Giáo dục đúng có khả năng ngăn ngừa con người ra khỏi thân tâm bất tịnh, không những dạy con người một vài phương tiện kiếm sống, mà còn giúp con người sống đời sống tinh thần và đạo đức vững chãi.”
CẢM TƯỞNG CỦA BẠN ĐỌC
Những Giá Trị Tâm Linh Qua Ngòi Bút
Của Đại Đức Thầy Thích Trừng Sỹ
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính Bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng, Ni
Kính thưa Qúy Phật Tử gần xa và qúy vị đọc giả.
Thật là một duyên lành rất lớn cho tất cả chúng con khi biết được Trang Nhà Pháp Nhãn Tu Học. Theo như tiếng Pali là Dhamma Cakkhu, Dhamma có nghĩa là Pháp, Cakkhu nghĩa là nhãn, con mắt. Pháp Nhãn có nghĩa là thấy được Pháp để mà tu mà thực hành và đem cho mọi người biết được giáo pháp của Đức Phật, để mà trì giới và hành pháp trong cuộc sống hàng ngày.
Thích Trừng Sỹ đã được rất nhiều đọc giả ưa chuộng, nhờ đã đưa lên các bài viết rất đa dạng trên nhiều trang web điện tử khác nhau. Chúng con rất may mắn đã học hỏi giáo Pháp của Đức Thế Tôn qua các bài viết này.
Nhân dịp, Hạnh Minh có duyên lành được đọc những bài pháp qua ngòi bút của Đại Đức Thích Trừng Sỹ, Hạnh Minh xin hân hạnh giới thiệu với tất cả qúy vị những bài viết đã được đăng trên các trang nhà điện tử như: Chùa Cổ Lâm (www.colampagoda.org), Quảng Đức (www.quangduc.com), Đạo Phật Ngày Nay (www.daophatngaynay.com), (www.buddhismtoday.com), Phật Tử Việt Nam (www.phattuvietnam.net), Phổ Quang (www.phoquang.com), Phù Sa (www.phusa.info), Thư Viện Hoa Sen (www.thuvienhoasen.org), Báo Giác Ngộ (www.giacngo.vn), Chùa Phúc Lâm (www.chuaphuclam.com), Vẻ Đẹp Phật Pháp (www.vedepphatphap.com) và còn nhiều trang web, blogs, forum cũng đã đăng những bài viết của Đại Đức Thích Trừng Sỹ.
Nhân dịp, Hạnh Minh có duyên lành được đọc những bài pháp qua ngòi bút của Đại Đức Thích Trừng Sỹ, Hạnh Minh xin hân hạnh giới thiệu với tất cả qúy vị những bài viết đã được đăng trên các trang nhà điện tử như: Chùa Cổ Lâm (www.colampagoda.org), Quảng Đức (www.quangduc.com), Đạo Phật Ngày Nay (www.daophatngaynay.com), (www.buddhismtoday.com), Phật Tử Việt Nam (www.phattuvietnam.net), Phổ Quang (www.phoquang.com), Phù Sa (www.phusa.info), Thư Viện Hoa Sen (www.thuvienhoasen.org), Báo Giác Ngộ (www.giacngo.vn), Chùa Phúc Lâm (www.chuaphuclam.com), Vẻ Đẹp Phật Pháp (www.vedepphatphap.com) và còn nhiều trang web, blogs, forum cũng đã đăng những bài viết của Đại Đức Thích Trừng Sỹ.
Đây là những tinh hoa được lấy từ những tác phẩm đặc sắc do Thầy đã bỏ ra nhiều công sức viết về lời dạy của Đức Thế Tôn. Ví dụ như bài Giáo Dục Thiền Định, Đề tài thuyết trình về Thiền v.v… Những bài Thiền này rất sâu sắc và hữu ích cho những ai muốn nghiên cứu và thực hành Thiền Định. Hoặc bài “Đức Phật - Hiện Thân Của Hòa Bình (The Buddha – the Embodiment of Peace),” của Thích Trừng Sỹ viết về lịch sử Đức Phật để cho người đọc hiểu thêm về Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni.
Đặc biệt là những pháp môn và giáo pháp của Đức Phật đã giảng dạy trong gần 3000 năm qua vẫn được thể hiện qua những lời văn chân thật, khéo léo, và thiết thực trong đời sống hàng ngày qua ngòi bút của Thầy trong nhiều năm nay. Nếu qúy vị có chút thời gian để xem thêm xin hãy ghé qua những trang mạng (websites) như:
http://www.youtube.com/user/hoatraituhoc
http://www.mediafire.com/TrungSy-hoatraituhoc
Đây là những trang nhà đã được hình thành với những videos, slide shows, hình ảnh, và những tác phẩm của Đại Đức Thích Trừng Sỹ viết. Qúy vị sẽ được thưởng thức những bài viết này qua nhiều kiểu và hình dạng khác nhau. Trong đề tài về Mùa Xuân, Thầy đã sáng tác 5 tác phẩm rất hay, và Hoa Xuân trong lòng mọi người như được tưới nước để mỗi ngày thêm tươi đẹp, ngát hương. Tâm Xuân được Thầy diễn đạt rất nhiệm mầu và hỷ lạc qua những tác phẩm: Xuân Miên Viễn, Xuân Hạnh Phúc, Xuân An Lạc.
Đặc biệt là qua tác phẩm “Nhìn Xuân Qua Con Mắt Thiền Quán” đã được diễn tả từ quá trình hình thành của một cuộc đời con người từ mới sơ sinh đến trăm tuổi rất là tuyệt tác và mới lạ. Những lời văn và những ví dụ vài câu thơ đã đưa đọc giả vào những ý tưởng rất hiền hòa và an lạc trong từng giai đoạn của tuổi Xuân.
Vừa mới năm nay, Thích Trừng Sỹ đã đưa ra bài Xuân Từ Bi để nhằm khơi dậy tính từ bi vào trong lòng mỗi người. Như trong bài Đức Phật - Hiện Thân Của hòa Bình, có đoạn viết về khi Đức Phật ra đời đi bảy bước lên hoa sen và dõng dạc nói “Nhất Thiết Chúng Sanh Giai Hữu Phật Tánh” có nghĩa là chúng sinh nào cũng có Phật tánh, lòng từ bi; chính vì vậy Thầy đã viết bài Xuân Từ Bi này để cho mọi người nên cố gắng tu tập thêm để tâm từ, tâm bi của mình ngày càng thêm rộng lớn hơn.
Nét đặc biệt trong văn thơ của Thầy là tứ vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả) luôn được nhắc đến. Chắc là nhờ mang áo của một vị tu sĩ trong đạo Phật nên, những tác phẩm, thơ, diễn văn, bài viết v.v… đều mang tính chất khuyên người bỏ ác, làm lành “nhằm nhắc nhở mỗi người chúng ta hãy cùng nhau thắp sáng lên ngọn đuốc của tình thương, hãy cùng nhau thắp sáng lên ngọn đuốc của hòa bình, và hãy cùng nhau thắt chặt tình anh chị em để đem lại an vui và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay trong cuộc đời này.” (trích trong bài “Đức Phật -Hiện Thân Của Hòa Bình”.)
Còn giáo pháp Đức Phật được lưu truyền, thì chúng sinh còn được thấm nhuần Chánh Pháp. Chính nhờ vậy, Thích Trừng Sỹ đã viết lại bài pháp rất hay về “Những Tính Đặc Thù của Biển Trong Phật Pháp”(The Specific Characteristics of the Sea in the Buddha Dharma.) Trong bài viết này, chúng ta không những hiểu và thấm nhuần thêm được giáo Pháp của Đức Thế Tôn mà chúng ta còn được thực hành những phương pháp đơn giản mà thiết thực như Thích Trừng Sỹ đã viết trong đoạn kết luận của bài viết này “Hiểu, áp dụng và thực hành những tính đặc thù của Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày một cách chuyên cần và chánh niệm, thì chúng ta có thể đem lại an lạc và hạnh phúc cho số đông, và đồng thời, chúng ta cũng có thể góp phần xây dựng cõi thiên đường và cực lạc ngay tại thế gian này.”
Thật vậy, chúng ta đều có hạt giống Bồ đề trong mình nhưng đôi khi chúng ta bị phiền não, hoặc vô minh che lấp đi. Chính vì thế, trong bài “Mặc Giang - Chất Hoa Trong Thơ” (Mac Giang- Flowery Substance in His Poems), Thích Trừng Sỹ đã cho chúng ta biết và tìm hiểu thêm Bút hiệu của Thi Sĩ Mặc Giang. Ngoài ra, Thầy còn phân tích thêm những vần thơ rất tuyệt diệu trong bài thơ “Hoa Đạo Đức” của Mặc Giang và đã làm bài viết không những đầy thêm ý nghĩa mà còn linh động cho người đọc.
Bài viết này được thêm nhiều ý sâu sắc và hay là nhờ Thầy viết từ tấm lòng chất phát và từ bi của mình nên kết thúc bài này, đã được nằm gọn trong bài Hoa Từ Bi với mười câu thơ của mình sáng tác:
Hoa đạo đức thấm nhuần trong tâm trí,
Hoa từ bi thấm đượm cả non sông.
Mỗi chúng ta là mỗi nhà thi sĩ,
Tặng cho đời những hoa trái thơm ngon.
Dù mai đây xa cách vạn dặm đường,
Chúng ta mãi là người con của Bụt,
Đem ánh sáng từ bi cho đạo Pháp
Đem tình thương trang trải khắp muôn phương
Vào thời gian gần đây, Hạnh Minh đã có dịp vào trang nhà www.mediafire.com/TrungSy-hoatraituhoc thì đã thấy được rất nhiều slide show bằng powerpoint vừa tiếng Anh và tiếng Việt nữa. Trong đó có bài viết “Điều Cần Biết Trước Khi Du Học Đại Học Delhi Ấn Độ” (http://www.mediafire.com/?tsbi8p5j0dorz44). Nhờ đọc bài này, Hạnh Minh hiểu biết thêm rất nhiều cho việc học, chọn đề tài luận án và điều kiện học hành cho sinh viên v.v… Điều đáng ghi nhớ ở đây là Đại Đức Thích Trừng Sỹ không những chỉ có khuyến khích cho Tăng Ni du học, mà Thầy còn khuyên răn, nhắn nhủ cho cả thế hệ trẻ sau này. Nếu muốn tiến bộ trên con đường học vấn xin mời qúy vị đọc để hiểu rõ thêm chi tiết. Thầy viết rất thực tế với kinh nghiệm của mình nên ai muốn học được kết quả tốt thì đây là một nguồn nguyên liệu thật qúy báu.
Những ai mà đã có duyên đọc được những bài viết của Đại Đức Thích Trừng Sỹ thì sẽ được duyên đến với Phật Pháp. Như trong những ngày gần đây, vào ngày 25 tháng 5 năm 2011, Thầy được vinh dự mời đến trường Đại Học Seattle, ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Đại Đức đã đến đây để thuyết trình và tham dự buổi hội thảo tôn giáo tại Đại học này do các vị Giáo sư tổ chức.
Trong buổi hội thảo này, Thầy đưa ra một vấn đề chung cho toàn xã hội, trên thế giới vẫn còn nhiều chiến tranh và bạo lực này. Đó là bài thuyết trình “Làm Thế Nào Để Trở Thành Người Tốt Trong Gia Đình, (How to Become Good People in Family)”, vấn đề này rất được nhiều người ưa thích và với những lời nhắn nhủ chân thành của mình,Thầy đã cho thế hệ trẻ một niềm tin và thế hệ phụ huynh biết bảo vệ hạnh phúc trong gia đình mình nhiều thêm nữa.
Chúng con thành kính gửi đến Đại Đức Thích Trừng Sỹ và trang nhà Pháp Nhãn Tu Học với lời tri ân rằng nhờ Thầy đã cho chúng con nhiều bài viết về giáo pháp của Đức Thế Tôn rất hay. Nay chúng con xin mời tất cả qúy vị xem qua những bài viết, thơ văn, âm nhạc và phim ảnh của trang nhà Pháp Nhãn Tu Học và kính chúc tất cả qúy vị thân tâm luôn được bình an trong từng hơi thở và đến với trang nhà Pháp Nhãn Tu Học được thêm nhiều an lạc, hạnh phúc, thảnh thơi, và giải thoát trong Chánh Pháp.
Kính chúc Thầy thân tâm an lạc, và tiếp tục cống hiến nhiều bài pháp mang nhiều ý nghĩa và có giá trị đầy chất liệu tâm linh nữa, để hàng Phật tử chúng con có cơ hội tiếp xúc giáo lý của Đức Thế Tôn qua những bài viết của Thầy.